Banner

Bảo tồn và phát triển nghề làm gốm của người chăm tại Bình Thuận

Nằm nép mình sau thị trấn Chợ Lầu nhộn nhịp, làng Chăm Bình Đức, ở xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) tồn tại từ rất lâu đời. Nơi đây như một bảo tàng lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của người Chăm, trong đó độc đáo nhất là nghề làm gốm thủ công.
10/01/2023
255 lượt xem

Tags: Dự án Sentosa VillaSentosa Villadự án Sunny Villadự án Casa Lavandadự án Queen Pearldự án Novaworld Phan Thiết

 

Quá trình phát triển nghề gốm của người Chăm ở tỉnh Bình Thuận đến nay chưa có một tài liệu nào đề cập một cách đầy đủ, rõ ràng và cụ thể. Ngay cả các nghệ nhân làm gốm cao tuổi, chức sắc người Chăm cũng không ai biết rõ nguồn gốc nghề gốm của tộc người mình. Các tài liệu bằng chữ Chăm cổ cũng không thấy đề cập vấn đề này. Cũng không có bia ký hay truyền thuyết dân gian nào liên quan đến nghề gốm được lưu truyền lại trong cộng đồng người Chăm.

Dự án Sentosa Villa

Nghề truyền thống lâu đời

Hiện nay, tại tỉnh Bình Thuận có 26 thôn của người Chăm, nhưng chỉ có người Chăm ở thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình còn làm gốm với kỹ thuật và quy trình thủ công truyền thống của cha ông họ. Theo các nghệ nhân cho biết, nghề gốm ở thôn Bình Đức có từ rất lâu, được các gia đình người Chăm nơi đây duy trì qua nhiều đời.

Làng gốm Bình Đức là một làng nghề nổi tiếng có từ lâu đời, gắn chặt với đời sống, phong tục tập quán của người Chăm địa phương. Đây là nghề mang tính chất “Mẹ truyền con nối” từ đời này qua đời khác với hầu hết các khâu trong quy trình làm gốm như: đập, ủ, nhào trộn đất, nặn sản phẩm ướt, phơi gốm, chỉnh hình, làm bóng đều do phụ nữ Chăm đảm trách, các khâu nặng nhọc khác như vận chuyển, nung gốm do đàn ông Chăm thực hiện. Một trong những nét độc đáo của gốm Chăm là các khâu đến nay vẫn còn bảo lưu khá nguyên vẹn kỹ thuật và phương thức thủ công truyền thống có từ xa xưa.

Dự án Sentosa Villa

Kỹ thuật làm gốm truyền thống

Kỹ thuật nhào nặn gốm không dùng bàn xoay mà thực hiện bằng những công cụ giản đơn bằng đôi bàn tay tài hoa, khéo léo và những bước chân theo nhịp điệu nhẹ nhàng di chuyển xoay quanh chiếc bàn kê cố định đã biến những hòn đất sét vô tri, vô giác thành những sản phẩm hết sức tinh tế.

Đây là cách làm gốm ở trình độ sơ khai của loài người, có cách đây hàng ngàn năm nhưng thế giới đã bỏ kỹ thuật này 2.500 – 3.000 năm trước để chuyển qua kỹ thuật làm gốm hiện đại bằng bàn xoay. Dù kỹ thuật cổ xưa nhưng sản phẩm gốm Chăm Bình Đức rất đa dạng từ đồ đun nấu như trã, nồi, ấm, khương, dụ, hỏa lò, khuôn bánh xèo, khuôn bánh căn cho đến đồ đựng như: lu, chum lớn, chum nhỏ, chậu, ống nhổ.

Dự án Sentosa Villa

Đầu tiên là việc chọn đất và lấy đất. Theo kinh nghiệm dân gian của các nghệ nhân cao tuổi, loại đất sét được sử dụng làm gốm phải có màu vàng nhạt, có độ dẻo và độ mịn vừa phải, không bị lẫn nhiều hạt sạn, sỏi nhỏ.

Có đất, người làm gốm phải đập, ủ, pha trộn và nhồi bóp đất. Việc xử lý đất trước khi làm gốm quyết định đến chất lượng và hiệu suất sản phẩm sau khi nung. Để có đất thành phẩm nhào nặn các sản phẩm gốm vào sáng ngày hôm sau, ngày hôm trước đất được đập và pha trộn, tùy theo nhu cầu sử dụng nhiều hay ít mà người thợ lấy một lượng đất vừa đủ, ít khi để dư lại qua ngày hôm sau.

Dự án Sentosa Villa

Món quà lưu niệm thủ công mỹ nghệ

Sản phẩm gốm khá đa dạng và phong phú, có thể chia làm hai nhóm: đồ đun nấu: trã (glah), nồi (gok glah), ấm (gok om), khương (glah đôi), dụ (buk), gàn (gin nhjih), hỏa lò (hawalo), khuôn lò bánh xèo (khung pey xèo), khuôn lò bánh căn (khung pey kăn)…; đồ đựng: lu đựng gạo (khơng brah), chum lớn (buk praung), chum nhỏ (buk ssit), chậu (khan), ống nhổ của các chức sắc (ta chôrh lănk)…

Sản phẩm gốm của người Chăm Bình Đức giá thành rẻ, gồm nhiều kích cỡ và chủng loại khác nhau, tiện lợi trong sử dụng, được cộng đồng người Chăm, người Việt, người Hoa, người Raglai, người Cờ ho… trên địa bàn ưa chuộng. Sản phẩm còn được tiêu thụ ở các tỉnh lân cận như Ninh Thuận, Khánh Hòa, Đồng Nai, Lâm Đồng, Tp. Hồ Chí Minh…

Dự án Sentosa Villa

Nghề làm gốm của người Chăm ở Bình Đức còn bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống, được thể hiện qua kỹ thuật chế tác gốm, không dùng bàn xoay, nung lộ thiên, sản phẩm độc đáo mang nhiều dấu ấn lịch sử văn hóa tộc người. Đây là nghề thủ công truyền thống độc đáo, riêng biệt, phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo mang tính đại diện, thể hiện bản sắc văn hóa của cộng đồng người Chăm.

Vì vậy, năm 2012, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa Nghề làm gốm của người Chăm tỉnh Bình Thuận vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình Nghề thủ công truyền thống.

Công ty cổ phần Property S chuyên phân phối các Dự án Sentosa VillaSentosa Villadự án Sunny Villadự án Casa Lavandadự án Queen Pearldự án Novaworld Phan Thiết. Quý khách hàng có nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Chúc Quý khách hàng nhiều sức khoẻ và may mắn. Trân trọng cảm ơn.

Bài viết liên quan
Top
Messenger
X
Email PropertyS
Zalo
Phone
..
Hỗ trợ trực tuyến